Thế Nào Là Marketing ? Marketing Là Gì ?


Hiện nay khái niệm Marketing có vẻ đang hot, nhà nhà làm marketing, người người làm marketing. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết bản chất của từ này, và chắc chắn hiện nay chưa có ai có thể liệt kê hết các nhiệm vụ trong marketing.
Một doanh nghiệp muốn thành công, nhất thiết người chủ phải có tư duy Marketing, chẳng qua là họ làm trong vô thức, và chẳng biết hoạt động ấy chính là hoạt động Marketing (Có thể có ngoại lệ khi sản phẩm bạn tạo ra đúng lúc thị trường đang có nhu cầu cao). Ví dụ về Tư duy Marketing của người làm chủ: "Thương hiệu xà bông cô Ba từ thời Pháp, ông chủ lúc bấy giờ muốn các tiệm tạp hóa tự động nhập hàng của ông về bán, thế là ông huy động một tốp người cứ lần lượt hằng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà bông Cô Ba bán không. Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu: “Sao không mua xà bông Việt Nam về bán? Thứ đó tốt hơn xà bông khác nhiều”. Hết người này tới người khác rồi chủ tiệm cũng phải để ý, phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, mua thử về bán”.
Chẳng phải đấy là hoạt động seeding (tự gieo khái niệm về sản phẩm trong tâm trí khách hàng) trong Marketing hiện đại hay sao. Kết luận, Marketing nằm ở tư duy, nhiều người có sẵn tư duy ấy rồi, thậm chí với tư duy Marketing bạn vẫn có thể làm cho Biz (Doanh nghiệp, thương hiệu, mô hình kinh doanh) của bạn phát triển tốt hơn là nghe theo những “chuyên gia” Marketing với nhiều năm kinh nghiệm ngoài kia.
Marketing gồm những hoạt động nào? Đây là một câu hỏi khó. Nếu theo sách vở thì mình nghĩ Marketing phải nằm trong 70% hoạt động của Doanh nghiệp, có một định nghĩa khá hay thế này: Marketing là gồm tất cả những hoạt động của doanh nghiệp, được nhìn dưới con mắt của khách hàng. Mình điểm qua những thứ mà “ông marketing” muốn giành làm nhé:
- Product: Tôi là người nghiên cứu nhu cầu khách hàng và quyết định sẽ tạo ra SẢN PHẨM gì.
- Position: Tôi muốn ĐỊNH VỊ thương hiệu của công ty sẽ là một thương hiệu sang trọng, tinh tế.
- Price: Vì là thương hiệu sang trọng nên sau khi cân đối các khoản, tôi sẽ ĐỊNH GIÁ sản phẩm cao hơn thị trường.
- Place: Chúng ta sẽ chỉ PHÂN PHỐI sản phẩm trong các Trung tâm thương mại như Vincom, Parkson,…
- Package: À, tôi muốn sản phẩm của mình phải được ĐÓNG HỘP, cho vào TÚI XÁCH thật sang chảnh.
- Promotion: Từng thời điểm, tôi sẽ lên các hoạt động QUẢNG CÁO, KHUYẾN MÃI,… phù hợp
- People: Tôi sẽ training cho đội ngũ BÁN HÀNG, CSKH, ai làm phiền lòng khách hàng, tôi đuổi.
- Process: Tôi sẽ quyết định QUY TRÌNH Chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại,…để thõa mãn tối đa khách hàng
- Physical Envidence: Tôi muốn Đồng phục nhân viên bán hàng phải có màu trắng, cửa hàng phải theo phong cách Châu Âu, cửa hàng phải có mùi tinh dầu,…
Đây chính là 9 chữ P thường được nhắc đến trong sách vở. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành hàng mà Chủ doanh nghiệp sẽ quyết định chọn những chữ P nào làm trọng tâm, thậm chí chỉ cần quan tâm đến 1 chữ P duy nhất. Do đó, có thể thấy, nếu Chủ doanh nghiệp muốn “đựng” khái niệm Marketing trong một cái ca hay trong một cái lu thì đó là quyền của ông ấy, bên cạnh đó, ông ấy cũng quyết định Phòng Marketing sẽ đảm nhận vai trò gì. Thường thì Phòng Marketing chỉ đảm nhận một chữ P duy nhất là Promotion, chuyên môn hóa hơn thì là Digital, chuyên môn nữa thì là Social hay Facebook, SEO. Túm lại, Marketing rộng hay hẹp tùy thuộc vào tư duy người làm chủ và nguồn lực Doanh nghiệp, không có quy định Marketer phải làm những gì trong công ty. Chủ doanh nghiệp đưa ra mục tiêu, ngân sách, quy trình (nếu có), phòng Marketing cứ thế mà làm để đạt KPI. Và các chủ doanh nghiệp nếu thấy tình hình kinh doanh bết bát thì cũng không thể đỗ lỗi hết cho Phòng Marketing hay phòng Sale được, đơn giản là Phòng Marketing đâu phải quyết định hết các chữ P bên trên.
Vậy túm lại, Marketing là gì? Đơn giản, Marketing là chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp, tác động đến khách hàng, giúp họ yêu mến và từ đó thôi thúc họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Qua định nghĩa trên thì Marketing tách biệt ra 2 nhóm hoạt động chính là Branding và Sale. Branding ở đây là xây dựng độ nhận biết và tình yêu thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Còn khái niệm Sale không phải là bán hàng, mà đó là tạo ra được các tệp khách hàng tiềm năng (Qualified Leads) và chuyển giao cho team Sale. Marketing cũng phải chịu trách nhiệm về doanh số, nhưng đừng đánh đồng với việc Marketing phải bán hàng nhé. Nói thật là mình bán hàng cực kém .
Vậy công thức cho một chiến dịch Marketing hiệu quả để phát triển doanh nghiệp? Xin thưa là không-bao-giờ có một công thức marketing đúng hoàn toàn cho 2 Biz. Bạn chỉ có thể áp dụng quy trình làm Marketing để lên một kế hoạch Marketing tổng thể cho doanh nghiệp, sau đó áp dụng và thử-sai liên tục để tìm ra một công thức đúng cho Biz của bạn. Nếu bạn nhờ ai đó tư vấn marketing thì họ thường chỉ khuyên bạn nên áp dụng hay thay đổi những gì để phát triển thôi (Định vị lại thương hiệu, phát triển kênh phân phối, đẩy hoạt động trên social hay phải làm một website,…), còn việc bạn lên nội dung, hình thức ra sao, các hoạt động truyền thông bổ sung, các hoạt động nhằm thõa mãn khách hàng thì là do bạn. Tệp khách hàng là bạn quyết định, do đó, thõa mãn họ cũng phải do bạn. Bạn thõa mãn được khách hàng, Doanh nghiệp bạn sẽ thành công, đó là điều chắc chắn.
Kết luận:
- Marketing nằm ở TƯ DUY là chính. Muốn doanh nghiệp thành công, bạn phải có Tư duy Marketing.
- Không có khái niệm Marketing nào là chuẩn xác hoàn toàn.
- Không có danh sách chuẩn những hoạt động trong Phòng Marketing.
- Không có công thức Marketing chuẩn để áp dụng vào doanh nghiệp bạn.


Nội dung chính
      Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn
      4 Nhận xét